Hậu đại dịch, mọi người “đổ xô” đi du lịch. Bạn nằm trong số có tiền “vi vu” thả ga, hay đang ngồi nhà ao ước về chuyến đi trong mơ? Liệu bạn có bị “kích thích” bởi một khoản vay để có tiền đi du lịch? Cùng Jeff tìm hiểu qua bài viết hôm nay - mọi điều về vay tiền đi du lịch nhé!
Vay tiền đi du lịch được hiểu đơn giản là khoản vay tiêu dùng cho mục đích “xách ba lô lên và đi”. Với khoản vay này, bạn sẽ nhận được toàn bộ số tiền phù hợp với nhu cầu cũng như khả năng chi trả của mình. Số tiền cố định này cũng giúp bạn lập kế hoạch chi tiết và bám sát vào ngân sách du lịch.
Ví dụ, bạn đang có kế hoạch du lịch Thái Lan vào tháng 12, với mức dự trù chi phí vào khoảng 10 triệu. Bạn cần đặt vé máy bay và đặt phòng sớm, tuy nhiên, bạn vẫn chưa nhận được lương, hoặc không thể mượn tiền từ người thân.
Lúc này, một khoản vay tiêu dùng với hồ sơ xét duyệt đơn giản sẽ là sự lựa chọn của bạn, khi mà các thủ tục vay ngân hàng tương đối phức tạp và mất nhiều thời gian.
Bạn có thể xin vay tiêu dùng tới 10 triệu đồng. Hiện tại, đây có thể nói là hạn mức cao nhất khi thực hiện vay với các đối tác tài chính.
Thật hấp dẫn, phải không? Vừa có tiền vừa được đi du lịch và chưa phải trả tiền ngay, tha hồ check in “sống ảo” cho bằng bạn bằng bè. Tuy nhiên, bạn cần cân nhắc trước khi quyết định đăng ký khoản vay để đi du lịch nhé!
Sự thật là, bạn đang vay tiền để tiêu dùng trước, tới kỳ thanh toán khoản vay, bạn sẽ phải trả một khoản sau. Trong trường hợp chưa trả hết nợ, bạn còn phải gồng thêm lãi.
Có rất nhiều người không quá dư dả về tài chính, nhưng họ chọn cách sống hưởng thụ, YOLO. Họ đi du lịch và coi trọng trải nghiệm cá nhân hơn chuyện tiết kiệm, hoặc đơn giản là chi tiêu có chừng mực.
Có thể nói, lối sống vay trước - trả sau này đang trở thành xu hướng, đặc biệt là với người trẻ. Đại dịch Covid-19 dạy cho họ một điều: Chúng ta không thể biết ngày mai sẽ xảy ra chuyện gì, vì vậy, hãy tận hưởng và có phần nuông chiều cảm xúc nhất thời.
Nếu bạn có khả năng chi trả sau khi thực hiện khoản vay, điều này là hoàn toàn khuyến khích khi tự thưởng cho mình một chuyến “xả hơi” sau chuỗi ngày làm việc mệt nhọc. Tuy nhiên, nếu bạn không có khả năng chi trả đúng hạn, rất có thể bạn còn phải vay tiền để trả khoản vay và tăng thêm căng thẳng về tài chính nữa đó!
Hầu hết các chuyên gia tài chính đều khuyên người dùng không nên gánh nợ để chi tiêu cho kỳ nghỉ hoặc cho mục đích giải trí. Đối với những chuyến công tác hoặc du lịch gấp và khi vay tiêu dùng là lựa chọn phù hợp nhất, bạn có thể cân nhắc lựa chọn. Khi lựa chọn khoản vay, bạn cần cân nhắc các khoản thanh toán hàng tháng phù hợp với ngân sách và khả năng thanh toán khoản vay đúng hạn.
Ngược lại, nếu chuyến đi này không thực sự quá quan trọng ở thời điểm đó, hãy cân nhắc nhé!
Để biết được mình cần chuẩn bị bao nhiêu, bạn nên lên kế hoạch cho chuyến đi của mình. Kế hoạch càng chi tiết, bạn càng dễ dàng kiểm soát thu chi.
Ví dụ, bạn muốn đi Thái Lan vào tháng 12. Bạn có thể gạch đầu dòng một vài thông tin sau:
Góp gió thành bão, năng nhặt chặt bị. Mỗi tháng, bạn hãy để ra một khoản tiết kiệm ngay khi vừa nhận lương. Khoản tiền này có thể chiếm từ 30 - 40% thu nhập của bạn, tuỳ theo cách bạn tính toán.
Ví dụ, từ giờ đến lúc đi du lịch còn 5 tháng và chuyến đi của bạn cần 10 triệu. Như vậy, mỗi tháng bạn có thể tiết kiệm 2 triệu thì sẽ được mục tiêu. Bạn có thể tận dụng hệ thống ngân hàng hoặc ví điện tử để trích tiết kiệm tự động. Không chỉ giúp bạn giữ tiền, tiết kiệm trực tuyến còn giúp bạn có được mức lãi suất tốt hơn khi gửi tại quầy, lại tiết kiệm tối đa thời gian, công sức.
Bí kíp để có một chuyến đi vừa túi tiền là luôn săn vé và đặt phòng sớm. Ngành du lịch, khách sạn và dịch vụ đang hồi sinh hậu Covid-19 và đang tung ra rất nhiều gói ưu đãi kích cầu người tiêu dùng. Hãy chịu khó săn vé rẻ và đặt phòng khách sạn đang được mức chiết khấu tốt nhất.
Kinh nghiệm là bạn nên mua vé và đặt phòng trước thời điểm du lịch 1 tháng. Đây cũng là một trong những cách tiết kiệm tiền để đi du lịch hiệu quả, bạn cũng có thể có thêm một khoản dư nhỏ để mua sắm đồ lưu niệm tại địa điểm du lịch.
Khi thu nhập của bạn không cao và bạn vẫn muốn duy trì sở thích du lịch thì cách tiết kiệm hiệu quả chính là cắt giảm mọi khoản chi tiêu không cần thiết. Thay vì ra quán cà phê hàng ngày, bạn có thể pha cà phê tại nhà. Thay vì order cơm trưa, bạn có thể tự nấu và mang đi. Hãy dồn các khoản tiền này cho mục tiêu lớn hơn, vì chắc chắn niềm vui từ du lịch mang đến sẽ ý nghĩa và hạnh phúc hơn nhiều so với những chi tiêu vụn vặt hàng ngày.
Thẻ tín dụng là một nguồn ngân sách “quyền lực” mà bạn không nên bỏ lỡ. Rất nhiều người đã dùng thẻ tín dụng để mua sắm, đặt vé, đặt phòng với nhiều ưu đãi giảm giá và còn hoàn tiền.
Tại điểm du lịch, bạn cũng có thể dùng thẻ tín dụng để chi trả theo các chương trình ưu đãi. Thậm chí, đến thời điểm đi chơi mà chưa đủ tiền, bạn cũng có thể vay tiền mặt từ thẻ tín dụng.
Các ngân hàng tại Việt Nam có nhiều loại thẻ với hạn mức đa dạng, điều kiện mở thẻ linh hoạt cho mọi đối tượng người dùng. Thẻ tín dụng này thường ưu đãi miễn lãi suất lên tới 45 ngày với hàng ngàn liên kết cùng nhiều đối tác từ du lịch đến mua sắm, nhà hàng, khách sạn.
Đây chắc chắn sẽ là một quỹ dự phòng hữu ích và cần thiết trong các chuyến du lịch cũng như cuộc sống hàng ngày của bạn.
Trong trường hợp vay vốn vẫn là điều cần thiết để bạn thực hiện chuyến đi, hãy tìm hiểu kỹ và so sánh các đối tác cho vay trước khi quyết định vay. Bạn có thể sử dụng Jeff để phân tích các đề nghị vay dựa trên nhu cầu, vị trí và tình hình tài chính của bạn, từ đó cung cấp các đề nghị phù hợp nhất.
Điều khiến Jeff trở nên nổi bật, cũng như nhận được nhiều sự lựa chọn của người tiêu dùng, đó là Jeff chỉ hợp tác với các đối tác tài chính uy tín và tốt nhất tại Việt Nam. Từ đó, bạn có thể chắc chắn rằng khoản vay mà mình sẽ nhận được đến từ một công ty uy tín, bảo đảm các rủi ro về tài chính.
Đừng để nỗi lo tài chính làm ảnh hưởng đến cơ hội khám phá thế giới của bạn. Tùy vào điều kiện cụ thể, mỗi người sẽ có các kế hoạch du lịch riêng của mình. Hãy để Jeff đồng hành cùng bạn trên hành trình tự do tài chính. Chúc các bạn thành công!