Nợ xấu trước khi vay tiền cần làm gì?

Nợ xấu là gì?

Nợ xấu là khi cá nhân hoặc tổ chức vay nhưng không trả đúng hạn, hoặc chưa trả hết nợ. Nợ xấu có thể gây ảnh hưởng đến tín dụng của người vay, giảm khả năng vay tiền và tăng nguy cơ mất tín dụng.

Nợ xấu là gì?

Các ngân hàng và tổ chức tín dụng sẽ xem xét hạn mức tín dụng và lịch sử tài chính của bạn trước khi quyết định cho vay tiền. Nếu bạn có nợ xấu, họ có thể yêu cầu bạn cung cấp thêm giấy tờ bảo lãnh hoặc yêu cầu lãi suất cao hơn.

Phân loại các nhóm nợ xấu hiện nay

Các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện phân loại nợ (trừ các khoản trả thay theo cam kết ngoại bảng) theo 05 nhóm, bao gồm:

Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn

Nợ đủ tiêu chuẩn gồm 3 loại:

- Nợ trong hạn và được đánh giá có khả năng thu hồi đủ cả gốc và lãi đúng hạn.

- Nợ quá hạn dưới 10 ngày, được đánh giá có khả năng thu hồi cả gốc và lãi khoản nợ quá hạn và khoản nợ còn hạn đúng hạn.

- Khoản nợ được xếp vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn.

Nhóm 2: Nợ cần chú ý

Nợ cần chú ý gồm 3 loại:

- Nợ quá hạn đến 90 ngày (trừ nợ quá hạn dưới 10 ngày xếp vào nhóm nợ đủ tiêu chuẩn và nhóm nợ có rủi ro cao hơn).

- Nợ đã được điều chỉnh kỳ hạn lần đầu và đang còn trong hạn (trừ nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và nợ được tổ chức tín dụng/chi nhánh ngân hàng nước ngoài xếp vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn).

- Nợ được phân loại vào nhóm có rủi ro thấp hơn hoặc cao hơn.

Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn

Nợ dưới tiêu chuẩn
Nợ dưới tiêu chuẩn

Nợ dưới tiêu chuẩn gồm 4 loại:

- Nợ quá hạn từ 91 – 180 ngày (trừ nợ được xếp vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn).

- Nợ đã được gia hạn nợ lần đầu còn trong thời hạn (trừ nợ đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và nợ được tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài xếp vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn và nợ có rủi ro cao hơn).

- Nợ được miễn hoặc giảm lãi do người vay không có khả năng chi trả lãi theo hợp đồng (trừ khoản nợ thuộc nhóm có rủi ro cao hơn).

- Nợ thuộc các trường hợp dưới đây chưa thu hồi được trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi:

a. Khoản nợ vi phạm khoản 1, 3, 4, 5, 6 Điều 126 và Điều 127 Luật Các tổ chức tín dụng

b. Khoản nợ vi phạm khoản 1, 2, 5 Điều 128 Luật Các tổ chức tín dụng

c. Nợ trong thời hạn thu hồi theo kết quả thanh tra, kiểm tra

d. Nợ phải thu hồi theo quyết định thu hồi nợ trước thời hạn, ban hành bởi tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài, do người vay vi phạm thỏa thuận chưa thu hồi được kể từ ngày có quyết định thu hồi.

e. Nợ được xếp vào nhóm 3 theo khoản 2, khoản 3 Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN

f. Nợ được xếp vào nhóm 3 theo khoản 4 Điều 8 Thông tư 11/2021/TT-NHNN

Nhóm 4: Nợ nghi ngờ

Nhóm nợ nghi ngờ
Nhóm nợ nghi ngờ

Nợ nghi ngờ gồm 8 loại:

- Nợ quá hạn từ 181 – 360 ngày (trừ nợ được xếp vào nhóm có rủi ro cao).

- Nợ đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, đã quá hạn đến 90 ngày kể từ thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu (trừ nợ xếp vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn).

- Nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần 02 còn trong hạn (trừ nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ, được tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài xếp vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn).

- Nợ được quy định tại điểm C (IV) khoản 1 Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN chưa thu hồi được cách ngày có quyết định thu hồi từ 30 – 60 ngày.

- Nợ phải thu hồi theo kết quả thanh tra, kiểm tra đã quá hạn đến 60 ngày chưa thu hồi được.

- Nợ phải thu hồi theo quyết định thu hồi trước hạn, do người vay vi phạm hợp đồng cho vay chưa thu hồi được từ 30 – 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi.

- Nợ được xếp vào nhóm 4 tại khoản 2, khoản 3 Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN

- Nợ được xếp vào nhóm 4 tại khoản 4 Điều 8 Thông tư 11/2021/TT-NHNN

Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn

Nợ có khả năng mất vốn gồm 10 loại như sau:

- Nợ quá hạn trên 360 ngày

- Nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu và tiếp tục quá hạn từ 91 ngày trở lên kể từ ngày cơ cấu lại lần đầu.

- Nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần 02 và tiếp tục quá hạn.

- Nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần 03 trở lên (trừ khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ được tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài xếp vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn).

- Nợ được quy định tại điểm C (IV) khoản 1 Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN quá hạn trên 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi chưa thu hồi được.

- Nợ phải thu hồi theo kết quả thanh tra đã quá hạn trên 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi chưa thu hồi được.

- Nợ buộc thu hồi trước hạn theo quyết định của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài, do người vay vi phạm thỏa thuận đã quá hạn 60 ngày chưa thu hồi được.

-Nợ có người vay là tổ chức tín dụng đang bị kiểm soát đặc biệt, hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị phong tỏa vốn và tài sản.

- Nợ thuộc nhóm 5 theo khoản 3 Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN

- Nợ thuộc nhóm 5 theo khoản 4 Điều 8 Thông tư 11/2021/TT-NHNN

Các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4, 5 được xem là nợ xấu.

Bị nợ xấu có vay tiền được không?

Hiện nay, pháp luật không quy định cụ thể người bị nợ xấu sau khi đã thanh toán nợ thì có được tiếp tục vay tiền ngân hàng không. Tuy nhiên, nợ các nhóm 3, 4, 5 được đánh giá là nợ khó thu hồi, không có khả năng thu hồi và bị mất vốn. Vì vậy, hầu hết các ngân hàng sẽ không xét duyệt cho vay đối với các đối tượng đã có lịch sử nợ xấu.

Bị nợ xấu có vay tiền được không?

Tuy nhiên, nếu khách hàng đã được xóa lịch sử nợ xấu thì vẫn có thể vay vốn ngân hàng, vay trả góp.

Lưu ý: Việc xác định nợ xấu có được vay tiền hay không chỉ áp dụng đối với hoạt động vay tại ngân hàng, tổ chức tín dụng, không áp dụng đối với hình thức vay tiền cá nhân, tổ chức bên ngoài.

Vì vậy, bạn có thể tìm đến các công ty tài chính uy tín, cung cấp khoản vay kể cả khi người vay có nợ xấu. Bạn có thể tìm và so sánh các bên cho vay này thông qua website hoặc ứng dụng Jeff, với các bước sau:

- Truy cập Jeff, tìm đề nghị vay phù hợp với nhu cầu
- Bạn sẽ được chuyển hướng tới website hoặc ứng dụng của công ty tài chính bạn đã chọn
- Nhập thông tin cá nhân và gửi yêu cầu vay
- Nhận kết quả và giải ngân chỉ trong ngày

Jeff cung cấp dịch vụ vay tiền nhanh, vay tiêu dùng, thế chấp bằng đăng ký xe máy; cũng như một số sản phẩm tài chính bao gồm bảo hiểm, ví điện tử, trả góp.

Nợ xấu trước khi vay tiền cần làm gì?

Bước 1: Kiểm tra tình trạng nợ xấu thông qua nhân viên ngân hàng, trang web hoặc ứng dụng CIC.
Bước 2: Nếu vẫn còn nợ chưa trả, bạn nên thực hiện trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng để ngân hàng cập nhật thông tin trên hệ thống CIC.

Bước 3: Vay tiền

- Nếu khoản vay dưới 10 triệu đồng: Thông tin nợ xấu sẽ được xoá ngay trên hệ thống, người vay có thể vay tiền tại các ngân hàng, công ty tài chính…

- Nếu khoản vay trên 10 triệu đồng: Người vay cần chờ 05 năm sau khi thông tin xoá nợ được cập nhật vào hệ thống CIC. Sau 05 năm, người vay có thể làm các thủ tục để vay vốn ngân hàng như bình thường.

Trò chuyện với Jeff & nhận tiền ngay trong vòng vài phút!

Tìm các khoản vay
Zalo
Đăng ký ngay