Làm Sao Biết Bạn Đã Sẵn Sàng Mua Nhà Riêng?

Làm Sao Biết Bạn Đã Sẵn Sàng Mua Nhà Riêng?

Làm Sao Biết Bạn Đã Sẵn Sàng Mua Nhà Riêng?

Mua nhà là cột mốc lớn trong đời, nhưng không phải cứ có tiền là mua ngay bởi lẽ nếu không chuẩn bị kỹ, bạn có thể rơi vào áp lực tài chính nghiêm trọng. Trước khi xuống tiền, hãy cùng Jeff kiểm tra xem bạn đã thực sự sẵn sàng chưa nhé!

5 Dấu Hiệu Cho Thấy Bạn Đã Sẵn Sàng Mua Nhà.

1️⃣ Quy Tắc Tài Chính Tâm An Khi Mua Nhà

Để tránh áp lực trả nợ và giữ tài chính ổn định, bạn nên tuân theo nguyên tắc “tâm an” khi mua nhà. Có nghĩa là bạn cần có ít nhất 30% giá trị căn nhà bằng tiền mặt, vay không quá 50% giá trị căn nhà, và khoản trả góp hàng tháng không vượt quá 35% tổng thu nhập. Đây là tỷ lệ an toàn giúp bạn sống thoải mái mà không bị đè nặng bởi nợ.

Chẳng hạn, nếu mua căn nhà 3 tỷ, bạn nên có ít nhất 900 triệu tiền mặt, vay khoảng 1 – 1,2 tỷ là hợp lý. Với mức vay này, thu nhập hàng tháng cần đạt từ 50 triệu trở lên để việc trả góp không ảnh hưởng đến sinh hoạt.

2️⃣ Lập Quỹ Dự Phòng Ít Nhất 6 Tháng Chi Phí Sinh Hoạt 

Nhiều người sau khi mua nhà rơi vào cảnh “cháy túi”, không còn đủ tiền xoay xở nếu có biến cố xảy ra. Vì vậy, một trong những yếu tố quan trọng để sẵn sàng mua nhà là có quỹ dự phòng đủ chi tiêu ít nhất 6 tháng. Quỹ này giúp bạn chủ động tài chính, tránh rơi vào khủng hoảng hay phải vay mượn thêm.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần chuẩn bị thêm cho các khoản như sửa chữa, hoàn thiện nội thất sau khi nhận nhà. Không ai muốn vừa dọn về nhà mới đã phải lo lắp máy lạnh hay mua sắm đồ thiết yếu bằng nợ nần. Nếu chưa có quỹ dự phòng đủ để trang trải sinh hoạt và phát sinh, có lẽ bạn nên tích lũy thêm trước khi quyết định mua nhà.

3️⃣ Nắm Rõ Các Chi Phí Phát Sinh Khi Mua Nhà

Một sai lầm thường gặp khi mua nhà lần đầu là chỉ nhìn vào giá niêm yết mà quên mất các chi phí phát sinh đi kèm. Thực tế, ngoài số tiền mua nhà, bạn còn phải chi trả thêm hàng loạt khoản như phí công chứng, lệ phí trước bạ, phí chuyển nhượng (thường chiếm 2–3% giá trị căn nhà), phí môi giới, thẩm định hồ sơ vay ngân hàng, và cả phí bảo hiểm tài sản nếu vay thế chấp.

Sau khi nhận nhà, bạn cũng cần chuẩn bị chi phí cho sửa chữa, hoàn thiện nội thất và các khoản duy trì định kỳ như phí quản lý, điện nước, bảo trì, bảo hiểm nhà ở... Nếu không tính trước, bạn rất dễ bị “sang chấn” vì chi quá nhiều mà vẫn chưa đủ. Vì thế, hãy chủ động liệt kê các khoản này từ sớm và cộng dồn vào ngân sách để tránh vượt khả năng tài chính.

4️⃣ Dòng Tiền Ổn Định Dự Toán Cho Tương Lai

Sở hữu một căn nhà đồng nghĩa với việc bước vào cam kết tài chính dài hạn, kéo dài từ 10 đến 25 năm. Vì thế, thu nhập ổn định trong 3 – 5 năm tới là điều kiện quan trọng để bạn tự tin trả nợ mà không lo biến động bất ngờ.

Nếu bạn là người làm công ăn lương, hãy tự hỏi: Công việc hiện tại có ổn định không, có nguy cơ bị cắt giảm không? Còn nếu làm tự do hoặc kinh doanh, dòng tiền hàng tháng có đủ đều đặn để trả góp không?

Đặc biệt, nếu bạn sắp có biến động lớn như sinh con, đổi nghề hoặc giảm thu nhập, hãy cân nhắc kỹ. Nếu chưa chắc chắn về dòng tiền, tốt nhất nên trì hoãn quyết định mua nhà để bảo vệ sự an toàn tài chính lâu dài.

5️⃣ Hiểu Rõ Giá Trị Bất Động Sản Định Mua

Đừng mua nhà chỉ vì “thích”! Một quyết định cảm tính trong giao dịch vài tỷ đồng có thể khiến bạn phải trả giá đắt. Trước khi xuống tiền, hãy chắc chắn bạn hiểu rõ giá trị thực của bất động sản: vị trí có tiềm năng tăng giá không, pháp lý có minh bạch, thanh khoản có cao không, và hạ tầng xung quanh có đang phát triển không?

Ngoài ra, hãy xác định rõ mục đích: bạn mua để ở hay đầu tư? Nếu đầu tư, khu vực đó có tiềm năng tăng giá? Nếu để ở, căn nhà có phù hợp với nhu cầu sống và khả năng tài chính dài hạn?

Mua nhà không chỉ cần tiền, mà còn cần sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Nếu bạn đã đủ 5 yếu tố trên, chúc mừng – bạn đã sẵn sàng bắt đầu hành trình sở hữu tổ ấm cho riêng mình.

👉👉👉Theo dõi Jeff để cập những những mẹo tài chính hữu ích trong cuộc sống

Trò chuyện với Jeff & nhận tiền ngay trong vòng vài phút!

Tìm các khoản vay
Zalo
Đăng ký ngay