Cập nhật mới nhất những chiêu trò lừa đảo qua mạng từ đầu năm 2025!

Cập nhật mới nhất những chiêu trò lừa đảo qua mạng từ đầu năm 2025!

Cập nhật mới nhất những chiêu trò lừa đảo qua mạng từ đầu năm 2025!

​Từ đầu năm 2025, các chiêu trò lừa đảo ngày càng tinh vi và khó nhận diện. Nếu không cảnh giác, bạn có thể mất tiền chỉ trong vài phút. Dưới đây là những chiêu trò mới nhất mà ai cũng cần biết để tránh sập bẫy.

Lừa đảo quà tặng 0đ hay trúng thưởng từ các sàn thương mại điện tử.

🎁 Lừa đảo quà tặng 0đ hay trúng thưởng từ các sàn thương mại điện tử.

Kẻ gian giả danh nhân viên của TikTok, Lazada, Shopee..., thông báo rằng bạn trúng thưởng hoặc nhận quà miễn phí. Sau đó, chúng yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, địa chỉ nhận hàng và thậm chí kết nối Zalo để gửi danh sách quà tặng hấp dẫn. Khi nạn nhân tin tưởng chọn quà, kẻ lừa đảo tiếp tục yêu cầu chuyển khoản phí vận chuyển, hoặc cung cấp mã OTP, nhằm chiếm đoạt tiền hoặc đánh cắp thông tin.

Khi gặp trường hợp này, đừng vội tin! Hãy kiểm tra thông tin trên trang chính thức, không cung cấp OTP, tài khoản ngân hàng, và tuyệt đối không chuyển khoản trước. Cảnh giác và báo cáo ngay! 

🚫 Giả danh nhân viên điện lực thông báo cắt điện 

Kẻ gian giả danh nhân viên Điện lực, gọi điện thông báo rằng bạn chưa thanh toán tiền điện và đe dọa sẽ cắt điện ngay nếu không chuyển khoản gấp. Nguy hiểm hơn, ngay cả khi bạn đã thanh toán, chúng vẫn viện lý do giao dịch chưa ghi nhận, yêu cầu bạn bấm vào đường link giả mạo hoặc cài đặt phần mềm lạ để xác nhận. Đây là bẫy lừa đảo nhằm đánh cắp thông tin ngân hàng và chiếm đoạt tiền.

Lừa đảo mạo danh kế toán của trường học

Khi nhận cuộc gọi thông báo cắt điện, bạn đừng vội tin, mà thay vào đó hãy kiểm tra qua tổng đài điện lực chính thức để kiểm tra. Tuyệt đối không bấm link, không cài app lạ, không cung cấp OTP. 

💳 2. Lừa đảo mạo danh kế toán của trường học

Gần đây, xuất hiện chiêu trò lừa đảo mới, trong đó kẻ gian giả danh bộ phận kế toán của trường học, gọi điện thông báo cho phụ huynh về việc thanh toán học phí, mua sách vở hoặc các khoản phí khác. Chúng yêu cầu phụ huynh chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng hoặc mua thẻ cào điện thoại để "hoàn tất giao dịch". Sau khi nhận tiền, chúng sẽ cắt đứt liên lạc và không thực hiện giao dịch.

Để không sa vào cạm bẫy này, phụ huynh nên liên hệ trực tiếp với trường để kiểm tra về thông tin này. Không chuyển tiền cho các cuộc gọi không rõ ràng, và báo cáo kịp thời nếu nhận được yêu cầu bất thường.

⚠️Chiêu trò lừa đảo xem bói online

Lợi dụng nhu cầu xem bói online, nhiều đối tượng giả danh "thầy bói" trên mạng xã hội để lừa đảo, đặc biệt là đối tượng phụ nữ. Chúng đưa ra các lời khuyên về tình duyên, công việc, sức khỏe và yêu cầu nạn nhân chuyển tiền để "giải hạn" hoặc "hoá giải vận xui". Sau khi nhận tiền, kẻ gian thường cắt đứt liên lạc hoặc yêu cầu thêm tiền để tiếp tục "giải quyết" vấn đề.

🤖 Công Nghệ AI – Giả Giọng Nói, Mặt Người Thân Để Lừa Tiền

Chiêu trò lừa đảo tinh vi này lợi dụng công nghệ AI để giả giọng nói hoặc video của người thân yêu cầu vay tiền gấp trong tình huống khẩn cấp. Kẻ gian có thể giả giọng người thân để khiến bạn tin tưởng và chuyển tiền mà không nghi ngờ.

Để phòng tránh bị mất tiền oan, trước khi chuyển tiền, cần gọi video trực tiếp với người thân để xác minh thông tin trước khi chuyển tiền. Không vội vàng hành động trong những tình huống khẩn cấp, luôn kiểm tra kỹ thông tin trước khi quyết định.

📢 Tội phạm mạng ngày càng tinh vi, và bất cứ ai cũng có thể trở thành nạn nhân nếu không trang bị đủ kiến thức. Hãy luôn cảnh giác trước những lời mời chào hấp dẫn, cuộc gọi đáng ngờ, hoặc yêu cầu chuyển tiền gấp.

👍👍👍Theo dõi Jeff để cập nhật những thông tin hữu ích mới nhất 

Trò chuyện với Jeff & nhận tiền ngay trong vòng vài phút!

Tìm các khoản vay
Zalo
Đăng ký ngay