Đầu tiên, bạn cần nắm rõ lý do vay nợ, thay vì tập trung vào thanh toán khoản vay, từ đó sẽ dễ dàng giải quyết được tận gốc. Nợ tiêu dùng, nợ mua nhà, xe hay đầu tư kinh doanh, trên thực tế, việc vay tiền là điều diễn ra tự nhiên ở một số giai đoạn nhất định của cuộc đời. Bạn nên nhớ rằng, có những khoản nợ vốn dĩ không xấu.
Tuy nhiên, nếu bạn vay và nợ do chi tiêu "quá tay", nợ thẻ tín dụng với lãi suất cao thì bạn cần kiểm soát chi tiêu chặt chẽ hơn. Trường hợp này thường gặp đối với những người trẻ.
Ngoài ra, cũng có những khoản nợ do hoàn cảnh như gia đình có người gặp khó khăn, bỗng dưng thất nghiệp hoặc kinh doanh không tốt, kinh tế lạm phát.
Nợ tốt là những khoản vay có khả năng sinh ra lợi nhuận. Những thứ mà bạn dùng tiền vay vốn để chi trả và có giá trị trong việc đóng góp vào sự lớn mạnh của ngân quỹ sẽ được xem là vay nợ tốt. Ví dụ như bạn dùng tiền vay để mua sắm các công cụ, thiết bị hỗ trợ và phục vụ mục đích kinh doanh sinh lời thì đó sẽ là nợ tốt. Hoặc đơn giản là bạn đầu tư vào bản thân, mua nhà cho gia đình, đóng học phí, cũng được xem là nợ tốt.
Ngược lại, nếu bạn dùng khoản vay để phục vụ cho các mục đích không có tính sinh lời cao thì được xem là mục đích vay có tính nợ xấu. Nợ xấu sẽ gây ảnh hưởng đến tình hình tài chính của bạn, cũng như khả năng trả khoản vay đúng hạn. Một số hoạt động dễ dẫn đến nợ xấu như mua sắm, nghỉ dưỡng quá độ trong thời gian ngắn.
Kiểm soát chi tiêu không hề hơn giản, nhưng không phải là không thực hiện được. Hãy dành thời gian để lên kế hoạch rõ ràng cho các khoản chi tiêu cần thiết trong tháng, dựa trên tổng thu nhập trung bình của bạn. Bạn có thể chia nhỏ các khoản chi tiêu, theo dõi lịch sử mua sắm để biết được món đồ nào là thực sự cần để đầu tư hay chỉ đơn giản là cảm xúc muốn mua nhất thời.
Người vay thường có xu hướng tạo thêm các khoản vay mới nếu như các khoản vay trước đó chưa đủ đáp ứng những nhu cầu tài chính. Các khoản vay mới có thể phát sinh dưới nhiều tình huống khác nhau như mua sắm, vay vốn đầu tư. Việc "ngụp lặn" trong guồng quay của vay và trả liên tục sẽ khiến bạn không chỉ mệt mỏi chạy đua theo các kỳ hạn nợ vay mà còn ảnh hưởng đến kế hoạch tài chính trong tương lai cũng như hiệu suất của kế hoạch trả nợ vay hiệu quả.
Vì vậy, bạn cần xác định các khoản vay cần thiết và tạm ngưng các khoản vay mới để bảo toàn việc có thể hoàn tất quá trình chi trả vay hiện tại.Hãy tự động viên chính bản thân mình tạm gác lại các nhu cầu tạm thời mà tập trung giải quyết dứt điểm các khoản vay trước mắt.
Việc tăng thêm thu nhập là chiến lược lý tưởng giúp bạn trả nợ hiệu quả và tăng cơ hội thoát khỏi cảnh vay nợ trong thời gian sớm nhất. Việc có thêm nguồn thu nhập phụ bên cạnh công việc chính giúp bạn thoải mái hơn trong các vấn đề chi tiêu, cũng như việc trả khoản vay nhanh chóng.
Có rất nhiều cách thức kiếm tiền ngoài giờ hành chính như làm công tác viên bán hàng, cộng tác viên viết bài, bán hàng online hay kiếm tiền bằng ví điện tử.
Nguyên tắc khi thanh toán nợ là cố gắng thanh toán đúng hạn hàng tháng để không phải trả thêm phí và lãi suất, đồng thời giảm khả năng bị nợ xấu.
Như đã đề cập trong các giải pháp trả nợ vay hiệu quả trước đó, việc thanh toán đúng hạn cũng sẽ là một thuận lợi lớn cho người vay đảm bảo độ uy tín của bản thân. Nếu bạn thanh toán khoản vay đúng hạn, bạn sẽ tránh được các rủi ro về các phí phạt quá hạn thanh toán vay định kỳ hoặc kể cả rủi ro lưu lại nợ xấu. Ngoài ra, việc thanh toán đúng kỳ hạn cũng giúp bạn quản lý chu trình vay tốt hơn, tránh các ảnh hưởng xấu đến kế hoạch tài chính cá nhân cũng như những dự định vay vốn tiếp tục trong tương lai.
Chiến lược “Quả cầu tuyết” được xem là chiến lược hữu dụng nhất cho người vay đang tìm cách trả nợ vay hiệu quả. Đây là phương pháp lập kế hoạch trả vay được phát triển bởi Dave Ramsey, là chuyên gia chuyên viết về khía cạnh tài chính cá nhân đồng thời là một phát thanh viên truyền hình nổi tiếng.
Dave Ramsey ví khoản vay như quả cầu tuyết. Các quả cầu tuyết nhỏ khi từ trên cao lăn xuống sẽ ngày một to hơn, biến thành một quả cầu to lớn và khoản vay cũng vậy. Khi bạn đã thanh toán khoản vay từ hạn mức nhỏ đến hạn mức lớn, đồng nghĩa với việc khoản tiền đã trả nợ sẽ tăng lên, các khoản nợ còn lại cũng giảm dần.
Phương pháp này tương tự với câu “tích tiểu thành đại” khi các khoản vay nợ được xử lý dần dần và khoa học. Chiến lược này giúp người vay quản lý và kiểm soát quá trình thanh toán vay, cho người vay cảm giác dần trả hết nợ, từ đó tạo động lực cho người vay hoàn thành các chỉ tiêu trả nợ vay hiệu quả.
Ngoài ta, bạn có thể sắp xếp các kỳ hạn vay một cách trình tự và thông minh nhằm đánh giá xem mức độ ưu tiên và đảm bảo việc không bỏ lỡ hạn bất kỳ khoản vay nào. Bạn cũng có thể ghi chú hoặc cài đặt các nhắc nhở về các kỳ hạn định kỳ để tối ưu kế hoạch trả nợ vay hiệu quả của mình.
Bạn có thể dùng app hoặc ví điện tử để nhắc ngày thanh toán nợ. Nếu có dư tiền, bạn có thể thanh toán một lúc thay vì trả những khoản nhỏ kéo dài cả tháng.
Bên cạnh đó, bạn không nên mở thêm thẻ tín dụng hoặc vay mới. Thẻ tín dụng sẽ "kích thích" chi tiêu và thêm nợ nần, cũng như việc khoản vay cũ chưa trả xong nhưng đã phải lo trả khoản vay mới.
Điều quan trọng nhất là hãy duy trì động lực trả nợ để xóa bỏ nợ hoàn toàn. Đây là một hành trình khó, nhưng bạn có thể làm được. Hãy để Jeff đồng hành cùng bạn trên hành trình tài chính!