Bảo hiểm y tế (BHYT) hay bảo hiểm sức khỏe là loại hình bảo hiểm thuộc lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Người mua bảo hiểm y tế sẽ được chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí thăm khám, điều trị hoặc phục hồi sức khỏe trong trường hợp xảy ra tai nạn hoặc bị bệnh.
Bảo hiểm y tế có hai là bảo hiểm bắt buộc và bảo hiểm tự nguyện. Với bảo hiểm bắt buộc, hiện có 6 nhóm đối tượng tham gia BHYT bao gồm: Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng. Nhóm do cơ quan BHXH đóng. Nhóm do ngân sách Nhà nước đóng. Nhóm được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng. Nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình; Nhóm do người sử dụng lao động đóng.
Đối tượng tham gia của bảo hiểm y tế tự nguyện là những người không thuộc 6 nhóm tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện.
- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT
- Đối với người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật: Giấy ra viện có ghi rõ "đã hiến bộ phận cơ thể".
- Trường hợp người tham gia được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn: bổ sung Giấy tờ chứng minh (nếu có).
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ tham gia BHYT
Bước 2: Nộp hồ sơ và đóng tiền BHYT cho đơn vị nơi đang làm việc, cụ thể:
- Người làm việc theo hợp đồng, cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách cấp xã kê khai hồ sơ và nộp cho doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị mình đang làm việc. Hàng tháng, đơn vị sử dụng lao động sẽ trích từ tiền lương của người lao động để đóng BHYT.
- Người được cơ quan BHXH đóng BHYT: Nộp cho UBND xã hoặc cơ quan BHXH và không phải đóng tiền.
- Người được ngân sách nhà nước đóng BHYT: Đến đăng ký với UBND xã và không phải mất tiền mua BHYT.
- Người được ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng BHYT: Đến Đại lý thu hoặc cơ quan BHXH và đóng tiền tương ứng.
- Học sinh, sinh viên: Đăng ký và đóng tiền tham gia BHYT với nhà trường
- Người tham gia BHYT theo hộ gia đình: Nộp hồ sơ và đóng tiền cho Đại lý thu hoặc cho cơ quan BHXH.
Bước 3: Nhận thẻ BHYT: Người dân nhận thẻ BHYT tại nơi mà mình đã nộp hồ sơ.