Ngày nay, việc vay vốn ngân hàng đã trở nên phổ biến và trở thành công cụ quan trọng giúp cá nhân và doanh nghiệp thực hiện các kế hoạch tài chính. Để tối đa hóa lợi ích, đồng thời giảm thiểu chi phí khi vay vốn, người vay nên hiểu và nắm được cách tính lãi suất vay ngân hàng cơ bản.
Cùng Jeff tìm hiểu cách tính lãi suất vay ngân hàng theo năm, lãi suất vay ngân hàng theo tháng, đến việc sử dụng công cụ, app và bảng tính lãi suất vay ngân hàng.
Ngoài ra, chúng ta có thể tìm hiểu cách tính lãi suất cho một số ngân hàng cụ thể như Vietcombank, BIDV, MB, Agribank, Techcombank, TPBank, VIB, LienVietPostBank, Sacombank, và nhiều ngân hàng khác.
Không chỉ phụ thuộc vào công thức tính lãi hay theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, lãi suất cho vay ngân hàng ảnh hưởng bởi các yếu tố như chính sách kinh tế, điều kiện thị trường, đặc biệt là điểm tín dụng của người vay.
Người vay có điểm tín dụng tốt có thể nhận được lãi suất tốt hơn. Nếu bạn có điểm tín dụng thấp, ngân hàng có thể đưa bạn vào danh sách khách hàng rủi ro, đồng thời áp dụng lãi suất cao hơn.
Ngày nay, nhiều ngân hàng và tổ chức tài chính cung cấp dịch vụ tính lãi suất cho vay ngân hàng online qua các công cụ trực tuyến, giúp người vay dễ dàng hình dung được chi phí vay mà không cần phải trực tiếp đến ngân hàng.
Các dịch vụ này thường đơn giản, dễ sử dụng, người vay chỉ cần nhập các thông tin cơ bản như số tiền vay, thời hạn vay và lãi suất dự kiến là có thể tính được lãi suất.
Khi vay trả góp, ngân hàng thường sử dụng phương pháp tính lãi suất vay theo dư nợ giảm dần. Người vay sẽ trả lãi trên số dư nợ gốc còn lại sau mỗi kỳ trả nợ.
Điều này có nghĩa, số tiền lãi bạn phải trả sẽ giảm dần theo thời gian, vì mỗi lần trả nợ bạn sẽ trả một phần tiền gốc, làm số dư nợ gốc giảm. Nợ giảm dần thì người vay có thể lên kế hoạch tài chính tốt hơn.
Lãi suất vay ngân hàng có thể được tính theo nhiều phương pháp, nhưng phổ biến nhất là dựa trên công thức lãi suất đơn và lãi suất kép. Công thức tính lãi suất vay ngân hàng (lãi đơn) là:
Lãi = P x r x t
trong đó:
P là số tiền vay (gốc)
r là lãi suất vay (mỗi năm)
t là thời gian vay (năm)
Đơn vị tính bằng Đồng Việt Nam
Bên cạnh đó, nhiều ngân hàng cũng áp dụng công thức lãi suất kép, tính lãi trên lãi, nhất là đối với các khoản vay dài hạn. Công thức tính lãi suất kép như sau:
Số tiền phải trả = P x (1+r)t
P là số tiền vay (gốc)
r là lãi suất vay (mỗi năm)
t là thời gian vay (năm)
Đơn vị tính bằng Đồng Việt Nam
Lãi suất vay có thể được tính theo năm hoặc theo tháng, phụ thuộc vào điều kiện và quy định của từng ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng. Ví dụ, một số ngân hàng có thể cung cấp lãi suất ưu đãi cho những tháng đầu tiên của khoản vay, sau đó áp dụng một lãi suất cao hơn cho các tháng tiếp theo.
Đối với các khoản vay trả góp, lãi suất thường được tính vào số tiền gốc còn lại sau mỗi kỳ trả nợ, do đó, số tiền lãi sẽ giảm dần trong các tháng tiếp theo.
Nếu tính lãi vay theo tháng, bạn cần chia lãi suất hàng năm cho 12 tháng với mức lãi suất tại thời điểm đó và nhân thời gian vay bằng số tháng vay để tính ra số tiền phải trả hàng tháng.
Mỗi ngân hàng có một bảng lãi suất vay riêng, thường xuyên được cập nhật theo điều kiện thị trường và chính sách của ngân hàng.
Các ngân hàng như Vietcombank, BIDV và MB thường cung cấp các khoản vay mua nhà, vay tiêu dùng với mức lãi suất cạnh tranh.
Trong khi đó, Techcombank, TPBank và VIB cung cấp các sản phẩm vay đa dạng với mức lãi suất và điều kiện vay linh hoạt.
Ngân hàng Vietcombank
Vay mua nhà: Mức lãi suất cho vay (năm) từ 7.5% - Vay tối đa 70% TSĐB - Thời hạn vay 15 năm
Vay mua xe ô tô: Mức lãi suất cho vay (năm) từ 7.5% - Vay tối đa 80% giá trị xe - Thời hạn vay 5 năm
Vay tiêu dùng cá nhân: Mức lãi suất cho vay (năm) từ 7.5% - Vay tối đa: Linh hoạt - Thời hạn vay: Linh hoạt
Vay kinh doanh: Mức lãi suất là 7.5% - Vay tối đa: 90% nhu cầu - Thời hạn vay: Linh hoạt
Ngân hàng BIDV
Vay mua nhà: Lãi suất ưu đãi (năm) từ 7,3%; lãi suất sau ưu đãi LSTK 12T + biên độ 4% - Vay tối đa 100% giá trị TSBĐ
Vay mua xe ô tô: Lãi suất ưu đãi (năm) từ 7,3%; lãi suất sau ưu đãi LSTK 12T + biên độ 4% - Vay tối đa 100% giá trị xe
Vay du học: Lãi suất ưu đãi (năm) từ 6%; lãi suất sau ưu đãi LSTK 12T + biên độ 4% - Vay tối đa 100% chi phí
Vay kinh doanh: Lãi suất ưu đãi (năm) từ 6%; lãi suất sau ưu đãi LSTK 12T + biên độ 4% - Vay tối đa linh hoạt
Vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo: Lãi suất ưu đãi (năm) từ 7,3%; lãi suất sau ưu đãi LSTK 12T + biên độ 4% - Vay tối đa 100% giá trị TSBĐ
Ngân hàng MB
Khoản vay có thời hạn dưới hoặc bằng 12 tháng có lãi suất 5.5%/năm
Khoản vay có thời hạn trên 12 tháng: 6,5%/năm (đối với kỳ hạn 24 - 60 tháng
Ngân hàng Techcombank
Vay tiêu dùng tín chấp: Mức lãi suất là 16% - Vay tối đa 300 triệu - Thời gian vay từ 6 - 36 tháng
Vay thấu chi không có tài sản đảm bảo: Lãi suất (năm) từ 13.78% - Vay tối đa 200 triệu - Thời gian vay từ 3 - 12 tháng
Vay tín chấp trả góp tiền học phí: Lãi suất (năm) từ 16% - Vay tối đa 100% học phí - Thời gian vay từ 12 - 48 tháng
Ngân hàng TPBank
Vay mua nhà, xây sửa nhà: Lãi suất (năm) từ 7.8% - Vay tối đa 3,000,000 - Thời gian vay 240 tháng
Vay mua ô tô: Lãi suất (năm) từ 7.8% - Vay tối đa 5,000,000 - Thời gian vay 84 tháng
Vay kinh doanh: Lãi suất (năm) từ 12.03% - Vay tối đa 10,000,000 - Thời gian vay 5 tháng
Vay tiêu dùng thế chấp: Lãi suất (năm) từ 7.8% - Vay tối đa 800,000,000 - Thời gian vay 12 tháng
Đối với các khoản vay chính sách, như vay mua nhà xã hội hoặc vay ưu đãi doanh nghiệp nhỏ và vừa, lãi suất thường thấp hơn so với vay thương mại.
Với sự đa dạng của các sản phẩm vay trên thị trường, người vay cần so sánh thật kỹ trước khi lựa chọn sản phẩm. Các yếu tố cần xem xét bao gồm lãi suất, thời hạn vay, phí phạt trả nợ trước hạn, và các chi phí khác.
Trong trường hợp bạn đang cần gấp một khoản vay, nhưng chưa đủ điều kiện để vay ngân hàng, bạn có thể dùng công cụ so sánh trực tuyến tại Jeff, tìm và so sánh khoản vay online nhanh tại đây. Jeff mang đến cho bạn nhiều lựa chọn vay phù hợp với nhu cầu.
Việc so sánh và phân tích kỹ trước khi vay sẽ giúp bạn tìm được khoản vay với điều kiện tốt nhất, phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của mình.