Hiện nay, bên cạnh các hình thức vay tiền qua ngân hàng hoặc công ty tài chính, người dân Việt Nam vẫn có thói quen vay tiền người thân hoặc người quen. Theo quy định của pháp luật, cũng như để bảo đảm quyền lợi cho người vay và người cho vay, hai bên cần chuẩn bị giấy vay nợ chứng minh thỏa thuận vay.
Người vay có nghĩa vụ trả tiền đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm và phương thức đã thỏa thuận, bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Cách 1: Bạn nên tìm gặp, nói chuyện để yêu cầu người vay trả nợ đúng hạn, hoặc có thể cơ cấu nợ, hoặc yêu cầu có tài sản thế chấp.
Phương án này có ưu điểm hai bên cùng có lợi, khi bên cho vay không sợ mất tiền, còn người vay có thêm tiền để sử dụng.
Nhược điểm của cách này là yêu cầu người vay phải có tài sản "sạch", chính chủ, bởi không hiếm trường hợp tài sản của người vay có liên quan đến nhiều bên, gây phức tạp khi thu hồi. Do đó, bạn nên thẩm định tài sản trước khi ký hợp đồng thế chấp.
Cách 2: Nếu người vay có dấu hiệu trốn tránh, bạn cần chuẩn bị hồ sơ tố cáo họ ra cơ quan điều tra về các hành vi như lừa đảo hoặc lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Cách này có ưu điểm khi đa số con nợ đều sợ làm việc với các cơ quan chức năng, dẫn đến việc thúc đẩy họ thu xếp trả tiền ngay khi nhận giấy triệu tập. Trong trường hợp con nợ thực sự chiếm đoạt tài sản, họ sẽ chịu mức án tù rất nặng so với các tội danh khác, nên dù đòi được tiền hay không, người cho vay ít nhất có thể "giải tỏa tâm lý".
Cách 3: Nếu người vay không trả, bạn có thể kiện ra toà. Tòa án chắc chắn sẽ ban hành quyết định hoặc bản án buộc người vay phải trả cả tiền gốc và lãi.
Nhược điểm của cách này là tốn thời gian. Nếu tòa án không thể hòa giải thành, buộc người vay nhận trả nợ thì các phiên sơ, phúc thẩm có thể kéo dài cả năm trời.
Sau khi có bản án hoặc quyết định của tòa, cơ quan thi hành án dân sự cũng mất thời gian để tìm tài sản của bên vay, bán đấu giá. Chưa kể, có trường hợp người vay tiền nếu đã không thể trả thường không còn tài sản gì đáng giá nên không thể thi hành án.
Cách 4: Khi những cách trên không khả thi, các bên nên ngồi lại với nhau để khoanh nợ. Bên cho vay có thể chốt số tiền cần được thanh toán và "chốt sổ", không lấy lãi nữa đồng thời cho người vay thêm thời gian để thu xếp.
Cách làm này giúp giữ được hoà khí hai bên, giúp người vay ổn định tâm lý, tập trung làm ăn trả nợ. Thực tế, nhiều trường hợp người vay tiền do bị thúc ép quá đáng đã trốn tránh, bỏ cả công việc của mình dẫn tới mất hoàn toàn khả năng trả nợ, gây thiệt hại cho cả đôi bên.
Theo quy định tại Điều 463, Bộ Luật Dân sự 2015 về hợp đồng vay tài sản:
Trong trường hợp cho vay tiền không có giấy tờ chứng minh như hợp đồng cho vay, giao dịch vẫn có hiệu lực pháp luật nếu được giao kết bằng miệng hoặc hành vi cụ thể của các bên.
Nếu hai bên không thỏa thuận được về việc kéo dài thời hạn trả nợ, bên vay có thể gửi đơn khởi kiện ra Tòa án.
Trong trường hợp bên cho vay không có giấy tờ chứng minh giao dịch thì sử dụng các căn cứ như bản ghi âm, ghi hình cuộc nói chuyện khi cho vay; lời khai của người làm chứng hoặc sự xác nhận của bên vay qua email, tin nhắn điện thoại, phương tiện điện tử khác, để làm căn cứ khởi kiện, giải quyết tranh chấp trước Tòa án.
Trong trường hợp người vay không có ý định trả, người cho vay có thể khởi kiện dân sự. Pháp luật Việt Nam quy định, nếu người vay có ý định lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, sẽ bị xử phạt theo quy định của Pháp luật.
Theo nguyên tắc giải quyết dân sự, Pháp luật Việt Nam luôn khuyến khích và tôn trọng sự thỏa thuận của các bên, đồng thời không hình sự hóa các vấn đề dân sự. Người cho vay vay có thể thỏa thuận lại với người vay, có thể gia hạn hoặc giãn nợ, giảm lãi suất. Trong trường hợp hai bên không đạt được thỏa thuận, người cho vay hoàn toàn có quyền đưa sự việc ra trước pháp luật để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người cho vay, đồng thời pháp luật sẽ có mức hình phạt đối với người phạm tội.
Nộp hồ sơ khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người vay tiền cư trú. Hồ sơ khởi kiện gồm có:
Thực hiện một trong những hành vi sau đây thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm, hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
- Chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng, hoặc dưới 4 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt, đã bị kết án về tội này
- Chưa được xóa án tích mà còn vi phạm
- Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại
- Tài sản có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
- Chiếm đoạt tài sản có tổ chức
- Chiếm đoạt tài sản có tính chất chuyên nghiệp;
- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức
- Dùng thủ đoạn để. chiếm đoạt tài sản
- Tái phạm nguy hiểm
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng
- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.