Giải ngân là một thuật ngữ rất thường gặp khi vay vốn tại ngân hàng hay các công ty tài chính. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ giải ngân là gì? Quy trình giải ngân diễn ra như thế nào? Làm sao để được giải ngân nhanh? Tất cả những vấn đề này sẽ được chúng tôi giải đáp ngay sau đây!
Trong thời buổi kinh tế thị trường như hiện nay, thuật ngữ giải ngân xuất hiện rất phổ biến. Nhưng không có nhiều người hiểu rõ giải ngân là gì. Có rất nhiều cách hiểu về thuật ngữ này. Cụ thể:
Nếu dựa theo cách hiểu cho vay thì cần phải tách cụm từ giải ngân thành cách từ đơn. Cụ thể, ngân ở đây tức là ngân hàng hay chính là tiền. Còn giải là một từ Hàn Việt, có nghĩa là chi. Vậy giải ngân tức là chi tiền, cho vay tiền. Đơn vị cho vay là ngân hàng nhưng cũng có thể là công ty tài chính hoặc các tổ chức tín dụng khác.
Hoặc bạn cũng có thể hiểu giải ngân là gì theo những nghĩa khác bằng cách mở rộng suy nghĩ của mình ra. Thay vì hiểu giải ngân trong phạm vi cho vay bạn cũng có thể hiểu giải ngân là hoạt động chi tiền. Không chỉ cho vay tiền mới cần chi tiền mà còn là đưa tiền, trả tiền.
Ví dụ như, phòng kế toán khi cần chi vốn cho các phòng ban để thực hiện dự án cũng có thể dùng thuật ngữ giải ngân. Trường học sử dụng tiền trong ngân sách trường để trao tặng học bổng hay mua đồ dùng, dụng cụ giảng dạy,... cũng đều gọi là giải ngân.
Hay bạn cũng có thể hiểu giải ngân là gì theo hướng đi vay. Để bạn hiểu rõ hơn về giải ngân theo hướng này chúng ta có thể lấy ví dụ, bạn muốn làm một thẻ tín dụng "trả sau", hạn mức 10 triệu đồng. Như vậy có nghĩa là bạn được quyền chi tiêu cho các mục đích tiêu dùng trong phạm vi 10 triệu này. Ngân hàng đã giải ngân trước cho bạn số tiền này để bạn chi tiêu. Và tới kì hạn bạn phải trả lại số tiền đã chi tiêu, nếu không trả được hoặc trả chậm quá thời gian cho phép bạn sẽ bị phạt.
Nhìn chung, cụm từ giải ngân là gì có nhiều cách hiểu khác nhau. Tuy nhiên, có thể hiểu một cách đơn giản rằng giải ngân chính là một hoạt động chi tiền của đơn vị sở hữu vốn cho cá nhân hay tổ chức cần tiền và được phép nhận tiền. Bên nhận tiền sẽ phải thực hiện các thủ tục bắt buộc được yêu cầu. Sau đó bên đơn vị sở hữu vốn sẽ thực hiện giải ngân, chi tiền.
Ngoài ra, khi tìm hiểu về giải ngân là gì bạn cũng cần lưu ý tới một số thuật ngữ sau:
Có 2 hình thức giải ngân, đó là giải ngân phong tỏa và giải ngân không phong tỏa. Mỗi hình thức giải ngân này lại có những đặc điểm riêng. Cụ thể:
Theo như hình thức giải ngân này, ngân hàng sẽ thực hiện giải ngân khoản vay mà người mua đề nghị vay cho bên người bán. Tuy nhiên, khoản vay sau khi được giải ngân, dù bên người bán đã nhận được tiền trong tài khoản nhưng sẽ không thể rút ra sử dụng được vì lúc này tiền đang ở chế độ "tạm khóa". Người bán chỉ có thể rút tiền ra sau khi người mua đã hoàn tất các thủ tục đăng ký sang tên tài sản với cơ quan có thẩm quyền.
Trong thời gian tiền bị "tạm khóa" ngân hàng sẽ coi khoản tiền này như tiền gửi tiết kiệm và trả lãi suất cho người bán theo lãi suất thị trường. Hình thức giải ngân này có tính an toàn cao cả với ngân hàng lẫn người vay vốn và thường được áp dụng với các gói vay mua nhà trả góp. Nguyên nhân là bởi trong thực tế, có không ít trường hợp trong quá trình làm thủ tục sang tên xuất hiện nhiều vấn đề phát sinh. Vì vậy, cách giải ngân này sẽ đảm bảo hơn cho người vay tiền mua nhà.
So với giải ngân phong tỏa thì giải ngân không phong tỏa có phần ít phổ biến hơn. Với hình thức giải ngân này, người mua sau khi đề nghị vay sang tài khoản của người bán, ngân hàng sẽ tiến hành giải ngân. Người bán sau khi nhận tiền giải ngân có thể rút ra và sử dụng ngay.
Giải ngân không phong tỏa mang lại cho người bán khá nhiều lợi ích, nhất là khi đang cần tiền mặt gấp. Tuy nhiên, hình thức giải ngân này thường chỉ được áp dụng đối với một số chi nhánh, ngân hàng và các khoản vay nhỏ bởi nó tồn tại cả rủi ro cho người mua lẫn ngân hàng. Có một số ngân hàng vì để giảm mức rủi ro xuống thấp hơn đã yêu cầu khách hàng phải xác minh khả năng sang tên rồi mới thực hiện giải ngân.
Để vay tại ngân hàng bạn cần phải chuẩn bị các hồ sơ thủ tục sau đây:
Dưới đây là hình ảnh mô tả chi tiết về quy trình giải ngân chung mà bạn có thể tham khảo:
Dựa vào sơ đồ có thể thấy rằng, tham gia vào quá trình giải ngân có 2 bên chính, một là bên thụ hưởng và hai là bên cấp tiền. Mỗi bên sẽ có 2 đối tượng tham gia, đó là người ra quyết định và người thực hiện hay người quản lý riêng.
Quá trình giải ngân chỉ được bắt đầu khi bên thụ hưởng có nhu cầu cần tiền. Khi này, bên thụ hưởng sẽ gặp bên cấp tiền để đưa ra yêu cầu, thực hiện đàm phán, thỏa thuận bằng giao kèo, tức kí kết hợp đồng tín dụng.
Sau khi kí kết hợp đồng tín dụng, người ra quyết định bên thụ hưởng (Bên A) sẽ chỉ đạo cho người thực hiện bên A làm hồ sơ vay vốn để được giải ngân. Hồ sơ sau khi hoàn thành sẽ được bên A gửi cho người quản lý của bên cấp tiền (Bên B). Người quản lý có trách nhiệm xem xét hồ sơ và trình lên cho người ra quyết định của Bên B.
Nếu hồ sơ được thông qua, người ra quyết định Bên B sẽ ra quyết định giải ngân. Nhận được quyết định giải ngân, người quản lý Bên B sẽ giải ngân và trình hóa đơn giải ngân cho người thực hiện Bên A. Khi bên A nhận được tiền giải ngân thì quá trình giải ngân hoàn thành.
Giải ngân là cụm từ thường xuyên xuất hiện trong các hoạt động của ngân hàng. Vậy quy trình giải ngân tại các ngân hàng như thế nào? Quy trình này gồm có tổng cộng 5 bước, được tiến hành như sau:
Ở bước đầu tiên có thể xảy ra theo 2 chiều hướng. Một là khách hàng chủ động tiếp cận ngân hàng khi có nhu cầu vay vốn. Hai là ngân hàng tìm kiếm khách hàng để cho vay. Cả 2 chiều hướng này đều dẫn tới một kết quả là ngân hàng thực hiện quá trình giải ngân.
Nếu khách hàng tìm tới ngân hàng để vay vốn thì sẽ phải trình bày lý do, mục đích vay của mình. Đồng thời đưa ra khoản vay mong muốn và chứng minh thu nhập, cho thấy bản thân có khả năng trả nợ.
Còn nếu ngân hàng tự tìm kiếm khách hàng thì đối tượng khách hàng họ hướng đến thường là các tổ chức, doanh nghiệp. Khi các tổ chức, doanh nghiệp này chấp nhận vay sẽ được tạo điều kiện giải ngân nhanh hơn. Ngân hàng cũng thường có các chương trình ưu đãi hấp dẫn. Tuy nhiên, trước khi cho vay ngân hàng cũng đã tìm hiểu về khả năng chi trả của các tổ chức, doanh nghiệp này.
Sau khi đã thu thập đủ thông tin, chuyên viên của ngân hàng sẽ hỗ trợ khách hàng làm hồ sơ vay vốn. Hồ sơ hoàn thiện sẽ được nộp lại cho ngân hàng và chuyển sang bước tiếp theo.
Muốn được xét duyệt vay và giải ngân thì khách hàng cần phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, thủ tục vay. vốn. Hồ sơ cụ thể gồm những gì phụ thuộc vào từng ngân hàng khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản thì khách hàng sẽ phải cung cấp:
Hồ sơ chứng minh nhân thân:
Hồ sơ chứng minh tài chính:
Khi vay vốn, hồ sơ chứng minh tài chính đóng vai trò rất quan trọng bởi nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới việc khách hàng có được xét duyệt vay hay không mà còn quyết định cả hạn mức, kỳ hạn và lãi suất vay. Dựa vào hồ sơ chứng minh tài chính ngân hàng sẽ xác định được khách hàng có đủ khả năng chi trả cho khoản vay như thế nào, có tốt hay không. Vì vậy, cần chuẩn bị hồ sơ chứng minh tài chính đầy đủ, chi tiết để giúp ngân hàng xét duyệt và giải ngân nhanh hơn.
Hồ sơ mục đích sử dụng vốn:
Trong hồ sơ này bạn cần nêu rõ mục đích sử dụng vốn vay là gì, sẽ sử dụng như thế nào. Từ đây ngân hàng sẽ xem xét có nên cho vay hay không.
Khách hàng sau khi hoàn thành hồ sơ, gửi cho ngân hàng, chuyên viên ngân hàng sẽ tiếp nhận và thẩm định. Quá trình thẩm định diễn ra với mục đích:
Một số trường hợp ngân hàng có thể yêu cầu phỏng vấn người đi vay để thẩm định chắc chắn hơn.
Nếu sau khi thẩm định và thông qua, ngân hàng sẽ phê duyệt khoản vay. Đối với những khoản vay có hạn mức lớn ngân hàng sẽ nhờ tới đơn vị thẩm định độc lập sẽ hỗ thẩm định lại hồ sơ. Sau khi thẩm định lại, nếu đơn vị thẩm định độc lập xác định không có vấn đề gì hồ sơ vay chính thức được xét duyệt, tiến tới ký kết hợp đồng tín dụng.
Ngân hàng thông báo cho khách hàng về kết quả thẩm định, xét duyệt hồ sơ vay và ký kết hợp đồng tín dụng. Trong hợp đồng tín dụng sẽ đề cập rõ về hạn mức, kỳ hạn, lãi suất vay, phương thức giải ngân và các quyền lợi, nghĩa vụ của 2 bên. Nếu hai bên thống nhất với các điều khoản trong hợp đồng sẽ tiến hành ký kết và thực hiện giải ngân.
Phương thức giải ngân vốn vay cho khách hàng tại chi nhánh ngân hàng, các tổ chức tín dụng đã được quy định rõ ràng trong Thông tư số 21/2017/TT-NHNN như sau:
Trong Điều 4 của Thông tư này đã nêu rõ:
"2. Tổ chức tín dụng cho vay phải sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt để giải ngân vốn cho vay vào tài khoản thanh toán của khách hàng tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán trong các trường hợp:
a) Khách hàng thanh toán, chi trả cho các mục đích sử dụng vốn vay mà pháp luật quy định phải thực hiện thông qua tài khoản thanh toán của khách hàng;
b) Khách hàng là bên thụ hưởng có tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, đã ứng vốn tự có để thanh toán, chi trả các chi phí thuộc chính phương án, dự án kinh doanh hoặc phương án, dự án phục vụ đời sống được tổ chức tín dụng cho vay quyết định cho vay theo quy định của pháp luật;
c) Khách hàng trực tiếp thanh toán, chi trả tiền mua sản phẩm nông nghiệp thuộc lĩnh vực nông, lâm, diêm nghiệp và thủy sản từ cá nhân, hộ gia đình, chủ trang trại, hộ kinh doanh và tổ hợp tác có hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn nông thôn để khách hàng thực hiện phương án sản xuất."
Đối với phương thức giải ngân vốn cho vay bằng tiền mặt, Thông tư cũng đề cập tới như sau:
"1. Tổ chức tín dụng cho vay được xem xét quyết định giải ngân vốn cho vay bằng tiền mặt trong các trường hợp:
a) Khách hàng thanh toán, chi trả cho bên thụ hưởng (không bao gồm pháp nhân) không có tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán;
b) Khách hàng là bên thụ hưởng (không bao gồm pháp nhân) không có tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, đã ứng vốn tự có để thanh toán, chi trả các chi phí thuộc chính phương án, dự án kinh doanh hoặc phương án, dự án phục vụ đời sống được tổ chức tín dụng cho vay quyết định cho vay theo quy định của pháp luật.
2. Khách hàng phải gửi cho tổ chức tín dụng cho vay văn bản cam kết của bên thụ hưởng về việc bên thụ hưởng không có tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán."
Trường hợp này việc giải ngân của các chi nhánh ngân hàng, tổ chức tín dụng sẽ được thực hiện theo quy định:
"Tổ chức tín dụng cho vay được xem xét quyết định phương thức giải ngân vốn cho vay sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt hoặc bằng tiền mặt trong trường hợp:
1. Khách hàng thanh toán, chi trả cho bên thụ hưởng (không bao gồm pháp nhân) có tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán với số tiền vay ghi trong thỏa thuận cho vay có giá trị không vượt quá 100.000.000 đồng (một trăm triệu đồng).
2. Khách hàng thanh toán, chi trả cho bên thụ hưởng là tổ chức sử dụng vốn nhà nước được thanh toán bằng tiền mặt theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam."
Hay còn được hiểu là số lần giải ngân vốn vay cho một khoản vay trong thời gian nhất định. Không có một con số cố định nào về tần suất giải ngân. Tần suất giải ngân có thể phụ thuộc vào từng ngân hàng hoặc đối tượng khách hàng, số tiền vay và mục đích vay. Tuy nhiên, khi vay, khách hàng sẽ được tư vấn chi tiết về tần suất giải ngân vốn vay.
Có 3 yếu tố chính ảnh hưởng tới thời gian giải ngân vốn vay tại các tổ chức tín dụng, đó là:
Đối với các trường hợp lý tưởng, khách hàng có thể nhận được tiền giải ngân trong 1 - 2 ngày nếu vay tín chấp và 7 - 10 ngày nếu vay thế chấp.
Bất cứ ai khi vay vốn ngân hàng đều mong muốn được giải ngân nhanh chóng. Nhưng phải làm gì để có thể được giải ngân nhanh? Bạn có thể thực hiện theo những điều sau:
Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi hoàn thành thủ tục giải ngân mà bạn nên biết nếu muốn quá trình giải ngân diễn ra nhanh và thuận lợi:
Với những chia sẻ trên chắc hẳn bạn đã hiểu rõ giải ngân là gì và có thể hiểu theo những cách nào. Bên cạnh đó, cũng cần nắm rõ quá trình giải ngân chung và giải ngân khi vay tại các ngân hàng để có sự chuẩn bị chu đáo nhất khi cần vay vốn.