Nếu bạn vay tiền để chi tiêu hoặc làm ăn nhưng thua lỗ, không còn khả năng trả nợ và bị kiện ra toà thì cần làm gì? Giả sử, số tiền vay là 100 triệu đồng, bạn mượn tiền để làm ăn kinh doanh. Tuy nhiên, do làm ăn thua lỗ hoặc vì lý do bất khả kháng nên bạn không có khả năng trả số nợ còn lại.
Trong trường hợp bị bên vay làm đơn kiện ra toà, bạn phải làm gì?
Các vụ tranh chấp phổ biến nhất hiện nay tại toà án là do vay mượn tài sản. Trong quá trình vay, có người tự giác thanh toán khoản nợ đúng hạn, nhưng cũng có những trường hợp tìm cách trốn nợ. Có nhiều lý do khiến người vay không trả nợ cho bên cho vay, có thể là do không có khả năng chi trả, hoặc cố tình trốn nợ.
Pháp luật đã quy định rằng bên vay có nghĩa vụ trả nợ cho bên cho vay, vì vậy dù với bất kỳ lý do gì, bên vay đều có quyền được đòi lại số tiền đã cho vay của mình.
Các vấn đề về vay nợ, về cơ bản thuộc các vấn đề dân sự. Nếu các bên thỏa thuận về số tiền vay, lãi suất (nếu có), thời gian trả nợ, quyền và nghĩa vụ của các bên, chỉ cần thỏa thuận này không trái với quy định của pháp luật và không trái với đạo đức thì đều được pháp luật công nhận. Theo Bộ luật dân sự 2015, bên vay và bên cho vay đều phải thực hiện theo đúng theo những gì mình đã thỏa thuận. Trường hợp đến hẹn trả nợ mà bên vay không trả, hoặc trả không đủ thì các bên có thể tiếp tục thương lượng thỏa thuận về việc gia hạn khoản vay cũng như lãi suất quá hạn.
Hợp đồng vay là sự thỏa thuận giữa các bên, trong đó người cho vay giao tiền cho người vay. Khi đến hạn trả, người vay phải hoàn trả cho người cho vay và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Khi người vay không thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ theo thỏa thuận thì người cho vay có thể khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền, để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. Hai bên có thể tự nguyện thỏa thuận phương thức trả nợ.
Trong trường hợp bạn chưa có khả năng trả nợ, trong quá trình hoà giải, người vay có thể gia hạn thời gian trả nợ hoặc trả nợ theo từng quý nếu được bên cho vay đồng ý.
Về thủ tục kiện đòi lại tiền, bên cho vay sẽ nộp đơn khởi kiện kèm theo các bằng chứng và chứng cứ gửi tới Tòa án nhân dân cấp quận, huyện nơi bị đơn (bên vay tiền) đang cư trú. Tòa án sẽ xem xét và yêu cầu bên vay tiền thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho bên cho vay. Trong trường hợp khi đã có bản án quyết định của tòa mà bên vay không tự nguyện thực hiện bản án, bên cho vay có thể yêu cầu bên thi hành án sử dụng các biện pháp cưỡng chế thực hiện bản án của Tòa. Lúc này sẽ có hai trường hợp:
– Trường hợp 1: Bên cho vay có tài sản để trả nợ. Bên thi hành án sẽ tiến hành kê biên tài sản để lấy tiền trả nợ cho bên cho vay. Tài sản có thể kể đến như đất đai, nhà cửa, xe cộ, phong tỏa tiền gửi tiết kiệm trong ngân hàng. Trong trường hợp không có tài sản thì người vay sẽ bị cưỡng chế trừ dần vào thu nhập hàng tháng để lấy tiền trả nợ cho bên cho vay. Khi đó việc trả nợ được đảm bảo nhưng thời gian thu hồi nợ sẽ lâu và số tiền bị chia nhỏ, số tiền nợ càng lớn càng khó thu hồi.
– Trường hợp 2: Bên vay không có bất cứ tài sản gì để chi trả. Trong trường hợp bên vay tiền không có bất cứ khả năng nào để chi trả khoản nợ này thì đây sẽ được xác định là rủi ro của bên cho vay. Và bên cho vay buộc phải đợi đến khi nào bên vay có tiền thì mới có thể trả nợ cho mình được.
Trong trường hợp bên vay không trả nợ do không có khả năng chi trả chỉ là giải quyết dân sự, thì với trường hợp bên vay cố tình dùng các thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để trốn nợ, thì trường hợp này đã có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Tùy theo mục đích và thủ đoạn mà bên vay tiền sử dụng để chiếm đoạt số tiền vay mà chia thành hai trường hợp: Vay tiền không trả phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, và vay tiền không trả phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. lần lượt quy định tại Điều 174 và Điều 175 Luật sửa đổi Bộ luật hình sự năm 2017.
Đây là trường hợp khi bên vay và bên cho vay giao kết giao dịch vay bằng hình thức hợp đồng, sau khi có được số tiền mình cần, bên vay dùng thủ đoạn để chiếm đoạt tài sản như bỏ trốn để không phải trả nợ; có điều kiện hay khả năng chi trả nhưng cố tình không trả, hoặc đã sử dụng số tiền vay vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả nợ.
Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là trường hợp đặt ra khi ngay từ đầu bên vay tiền đã có ý định chiếm đoạt số tiền vay. Bên vay dùng thủ đoạn gian dối như là nói dối, hoặc tạo dựng một hoàn cảnh giả như gia đình khó khăn, để lừa bên cho vay tiền rồi không trả để chiếm đoạt luôn số tiền đó.
Đối với những trường hợp lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản hoặc lừa đảo chiếm đoạt tài sản như trên thì để bảo vệ quyền và lợi ích của mình, bên cho vay cần phải làm thủ tục trình báo hoặc tố cáo tội phạm tới cơ quan công an để được điều tra giải quyết, do những hành vi này đã có yếu tố cấu thành tội hình sự theo quy định của pháp luật.
Theo Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 tại Điều 5, quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự có nêu như sau:
1. Đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự. Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó.
2. Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi yêu cầu của mình hoặc thỏa thuận với nhau một cách tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội.
Nếu hai bên hoà giải thành thì Toà án sẽ ra quyết định công nhận hoà giải thành để hai bên thực hiện.