Gia hạn nợ hay gia hạn khoản vay là việc bên cho vay chấp nhận cho người vay kéo dài thời hạn trả khoản vay đã thỏa thuận theo yêu cầu. Nếu được gia hạn nợ thì việc trả khoản vay của người vay vẫn được xem là đúng hạn.
Tuy nhiên giãn nợ là chương trình mà ngân hàng đề ra khi kinh tế hay người vay có vấn đề chung nào đó khó có thể giải quyết và không đủ năng lực chi trả nợ trong khoảng thời gian quy đinh, chương trình giản nợ có thể là hạ lãi suất, không thu phí hay không thu gốc hàng tháng theo như đã quy định.
Gia hạn khoản vay chỉ được áp dụng cho những khách hàng có mục đích chính đáng, cần thêm thời gian để chuẩn bị tài chính trả nợ. Không phải người vay nào cũng được quyền gia hạn và được bên cho vay chấp thuận cho gia hạn.
Ngoài ra, còn có một khái niệm nữa là giãn nợ. Giãn nợ được hiểu là chương trình mà ngân hàng hoặc bên cho vay đề ra khi người vay gặp khó khăn về kinh tế hoặc không đủ năng lực chi trả nợ trong khoảng thời gian quy đinh. Giãn nợ có thể hạ lãi suất, không thu phí hay không thu gốc hàng tháng theo như đã quy định.
Đối tượng được gia hạn khoản vay bao gồm:
- Người vay bị thiệt hại về tài chính, tài sản do thiên tai, mất mùa, dịch bệnh, hỏa hoạn, rủi ro chính trị, chiến tranh gây ra ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, dẫn đến không trả được nợ (gốc, lãi) đúng hạn theo hợp đồng vay vốn đã ký.
- Nhà nước thay đổi chính sách dẫn đến ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, dẫn đến sản phẩm hoặc dịch vụ khó tiêu thụ, không có khách hàng sử dụng hoặc sử dụng nhưng ít, dẫn đến không có nguồn thu để trả nợ theo hạn của hợp đồng. Ví dụ, trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, Nhà nước quy định những doanh nghiệp không thuộc đối tượng sản xuất hay cung ứng dịch vụ thiết yếu phải tạm ngừng kinh doanh. Điều này dẫn đến tình trạng nhiều doanh nghiệp kinh doanh những mặt hàng như quần áo, buôn bán máy móc thiết bị, phương tiện đi lại, không có nguồn thu, hàng hóa bị đóng kho và kéo theo tình trạng trễ hạn hợp đồng vay vốn của ngân hàng/bên cho vay.
- Người vay gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan khác ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Người vay không có khả năng trả nợ đúng kỳ hạn nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay và được bên cho vay đánh giá là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay theo kỳ hạn trả nợ được điều chỉnh.
- Người vay có phương án sản xuất kinh doanh và phương án trả nợ khả thi được gia hạn nợ. Điều này đồng nghĩa với việc người vay không thể có trả nợ đúng hạn cho ngân hàng nhưng đưa ra những chiến lược, phương án kinh doanh hoặc các cách hiệu quả trong một khoảng thời gian nhất định. Lúc này ngân hàng/bên cho vay có thể xem xét để cho phép doanh nghiệp có thể gia hạn nợ thêm.
- Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ được thực hiện trước hoặc trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày đến kỳ hạn, thời hạn trả nợ đã thỏa thuận.
Tùy theo từng trường hợp, ngân hàng hoặc bên cho vay có thể áp dụng biện pháp trả nợ nhiều lần hay một lần.
Tuy nhiên, không phải tất cả các đề nghị xin gia hạn thời gian trả nợ của khách hàng đều được ngân hàng hay công ty tài chính đồng ý. Việc gia hạn khoản vay có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố tại thời điểm yêu cầu gia hạn, như mục đích vay vốn ban đầu, việc kinh doanh gặp khó khăn dẫn đến việc xin gia hạn trả nợ, lịch sử tín dụng, có nợ xấu hay không.
Ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về kỳ hạn trả nợ gốc và lãi tiền vay như sau:
Như vậy, việc vay vốn và gia hạn thời hạn trả nợ của người vay cần dựa vào từng loại khách hàng có thể trả nợ được hay không, có căn cứ trả nợ trong thời gian bao lâu, có thể trả cả nợ gốc và lãi suất trong cùng một lúc hay không. Điều này rất quan trọng đối với hoạt động gia hạn trả nợ của ngân hàng/bên cho vay và đảm bảo không bị thiệt hại nhiều do một số đối tượng khách hàng có hành vi không chịu trả nợ đúng hạn.