Phí phạt trễ hạn vay là khoản phí mà người vay phải chịu khi không hoàn tất các khoản vay đúng kỳ hạn như đã thỏa thuận trong hợp đồng vay. Phí phạt trễ hạn vay cũng như các chi phí phát sinh luôn được nêu rõ trong hợp đồng thỏa thuận vay giữa hai bên. Khi người vay vi phạm bất kỳ điều khoản nào, bên cho vay sẽ căn cứ đúng quy định để áp dụng các khoản phí thêm vào khoản vay của khách hàng một cách hợp lệ.
Phí phạt trễ hạn vay còn được gọi là lãi quá hạn hoặc lãi trả chậm.
Có thể thấy, dù với tên gọi nào thì đây cũng là những khoản tiền lãi phát sinh mà người vay phải chịu khi không tuân thủ hợp đồng vay hoặc thời hạn vay. Vì vậy, để tránh phải trả những chi phí phát sinh, người vay nên thanh toán khoản vay đúng hạn.
Các quy định về phí phạt trễ hạn được dựa theo quy định của Nhà nước, cụ thể như sau:
- Số lãi dựa trên khoản nợ gốc với lãi suất cho vay đã thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời gian còn lại trong quá trình vay.
- Khi người vay trễ hạn thanh toán khoản vay, phí chậm đóng tiền vay sẽ được áp dụng theo mức phạt, tùy theo đơn vị cho vay đã đề xuất trong hợp đồng thỏa thuận vay giữa 2 bên.
- Khi khoản vay chuyển sang trạng thái nợ quá hạn, người vay sẽ phải trả dựa trên dư nợ gốc. Lãi suất tùy thuộc vào đơn vị cho vay nhưng thường không vượt quá 150% lãi suất cho vay.
Người vay cần lưu ý phải thanh toán chính xác vào ngày kỳ hạn đã được quy định trước đó. Nếu đóng vay trễ chỉ sau 1 đến 2 ngày, vẫn được xem là thanh toán vay trễ và sẽ bị tính thêm phí phạt trễ hạn.
Phí trễ hạn vay sẽ được tính dựa theo các nguyên tắc đã nêu trước đó trong hợp đồng:
- Lãi suất dựa trên dư nợ gốc đã thỏa thuận trong hợp đồng.
- Lãi suất theo dư nợ gốc quá hạn không quá 10%/năm trên số dư lãi chậm.
- Lãi suất không vượt quá 150% tính trên phần lãi chậm trả.
Có 2 cách tính phí trễ hạn vay, áp dụng cho 2 gói vay lãi suất theo dư nợ gốc và lãi suất theo dư nợ giảm dần.
Khoản tiền lãi chậm trả sẽ được xác định bằng 10%/năm (0,83 %/tháng) tính trên số tiền trả chậm trả tương ứng với thời gian trả chậm, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận về mức lãi suất chậm trả.
– Lãi trả chậm = nợ gốc chưa trả x lãi trả chậm (0,83%/tháng) x thời gian trả chậm
(Công thức này áp dụng cho trường hợp cho vay không có lãi, theo Bộ luật dân sự năm 2015).
– Lãi trả chậm = nợ gốc x lãi suất vay theo thỏa thuận trong hợp đồng x thời hạn vay x 0,83%/tháng x thời gian trả chậm
(Công thức này áp dụng cho trường hợp cho vay có lãi, theo Bộ luật Dân sự năm 2015).
Ví dụ:
Anh Năm cho anh Sáu vay số tiền là 100 triệu đồng, không tính lãi. Thời hạn hợp đồng vay là 12 tháng, từ 01/01/2018 đến 31/12/2018. Đến thời điểm tháng 31/03/2019, anh Sáu mới thanh toán nợ gốc cho anh Năm. Trường hợp này, anh Sáu đã chậm thực hiện việc trả nợ so với thời hạn là 03 tháng. Vậy anh Sáu sẽ phải trả cho anh Năm ngoài khoản tiền gốc là 300 triệu đồng; đồng thời phải trả thêm một khoản tiền lãi chậm trả được tính như sau:
Tiền lãi trả chậm = 100.000.000 đồng x 0,83%/tháng x 03 tháng = 2.490.000 đồng
Do đây là khoản vay không có lãi nên khi đến hạn mà anh Sáu không trả được nợ, và còn trả chậm 03 tháng so với thời hạn vay; đồng thời hai anh không thỏa thuận được lãi suất chậm trả nên theo Bộ luật Dân sự năm 2015, anh Sáu phải trả: 100.000.000 đồng (tiền nợ gốc) và 2.490.000 đồng tiền lãi phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền.
Tiền lãi quá hạn (tiền lãi tính trên nợ gốc quá hạn chưa trả) = nợ gốc quá hạn chưa trả x lãi suất vay theo hợp đồng vay x 1,5 x thời gian trả chậm (thời gian quá hạn).
Ví dụ:
Anh Bảy cho anh Tám vay 50.000.000 đồng với lãi suất 1,5%/tháng. Thời hạn hợp đồng vay là 15 tháng, từ 01/04/2017 đến 01/07/2017. Đã quá hạn 4 tháng, anh Tám mới thanh toán gốc và lãi cho anh Bảy. Trong trường hợp hai anh không thỏa thuận về lãi suất trả chậm hay lãi quá hạn cụ thể, thì căn cứ theo Bộ luật Dân sự năm 2015, anh Tám phải có trách nhiệm trả cho anh Bảy các khoản sau:
– Nợ gốc: 50.000.000 đồng
– Lãi trên nợ gốc trong thời hạn hợp đồng vay: = 50.000.000 đồng x 15 tháng x 1,5%/tháng = 11.250.000 đồng
– Lãi trả chậm = 50.000.000 đồng x 1,5% x 15 x 0,83% x 4 = 373.500 đồng
– Lãi trên nợ gốc quá hạn (lãi quá hạn) = 50.000.000 đồng x 1,5% x 4= 3.000.000 đồng
Vì vậy, dù là bất kì khoản tiền lãi nào, đây cũng là những khoản tiền lãi được phát sinh khi đến thời hạn trả nợ mà bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ khoản tiền vay. Tiền lãi hoặc phí phạt này được hiểu như là một sự bù đắp cho thiệt hại xảy ra với bên cho vay khi bên vay không thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ theo đúng thỏa thuận.
Tuy nhiên, tùy thuộc vào khoản vay này là khoản vay có lãi hay khoản vay không có lãi mà người vay có thể ngoài việc trả khoản tiền gốc thì có thể phải trả lãi trả chậm (áp dụng trong trường hợp vay không có lãi) hoặc phải trả cả lãi trả chậm và lãi quá hạn (áp dụng đối với khoản vay có lãi).