Mua đồ giảm giá, cho người khác vay tiền không kiểm soát hay mua đồ không cần thiết khiến nhiều người "cháy túi", dù thu nhập tăng cao.
Nhiều người "mượn cớ" mua hàng giảm giá sẽ tiết kiệm được tiền. Tuy nhiên, lạm dụng mua hàng giảm giá quá nhiều sẽ khiến bạn dễ "cháy túi. Ví dụ, khi đi siêu thị, thay vì chỉ mua 1 món ăn, người tiêu dùng có xu hướng mua 2 món trở lên vì được lời chào mời mua 2 tặng 1.
Chúng ta có xu hướng mua sắm theo cảm xúc như mua sắm khi buồn, có lương về là mua sắm. Thông thường, hoàn cảnh hoặc cảm xúc sẽ dẫn bạn đến quyết định kém sáng suốt về tiền bạc, chi tiêu bốc đồng và không cần thiết.
Bên cạnh đó, nhiều người mua hàng với hy vọng được bạn bè để ý hoặc để thể hiện tài chính cho "bằng bạn bằng bè". Ngoài ra, với điều kiện mua sắm online tiện lợi như hiện nay, rất nhiều người bị thu hút bởi các thông điệp quảng cáo hấp dẫn từ người bán hàng. Nếu bạn thích một món gì đó, khoan hãy đặt hàng. Bạn hãy lưu lại món đồ, 1 tuần sau đó quay lại và kiểm tra xem mình có thực sự cần mua.
Người dùng thường có xu hướng mua nhiều thay vì mua những thứ thực sự cần thiết. Ví dụ, bạn muốn mua một bộ nồi niêu xoong chảo, nhưng gian hàng bát đũa lại có khuyến mãi, hoặc bộ bát đũa nhìn hợp mắt. Vậy là bạn vội "xuống tiền" mua rất nhiều đồ không cần thiết.
Ngoài ra, chúng ta khi đi mua sắm với bạn bè, sẽ có xu hướng chi nhiều tiền hơn. Lý do là bởi nhiều người đi chung thường sẽ vui, tâm trạng tích cực sẽ kích thích mua sắm nhiều.
Để quản lý tài chính thông minh, bạn nên thay đổi quan niệm rằng mua sắm không không phải giải trí mà là một nhiệm vụ. Bạn nên cân nhắc đâu là món "cần" và "muốn". Bên cạnh đó, bạn có thể chọn đi mua sắm với những người bạn có kinh nghiệm shopping hoặc lý trí để kiểm soát chi tiêu.
Bạn cũng có thể áp dụng nguyên tắc 50 - 30 - 20: Chi tiêu 50% thu nhập cho nhu cầu, 30% cho mong muốn và 20% tiết kiệm.
Tiêu tiền bằng thẻ tín dụng cho cảm giác tiền không thực sự "biến mất" như chi tiêu tiền mặt. Đó là số nợ bạn phải trả, nhiều khi bạn cũng không kiểm soát được chi tiêu, cho tới khi kiểm tra lại thì đã là số tiền lớn. Bạn chỉ nên tiêu số tiền mình đang có, tiêu bằng thẻ tín dụng khiến bạn luôn có cảm giác bạn là "con nợ".
Nếu bạn chi tiêu không có ngân sách, mua những món lẻ tẻ, mua đồ không kiểm tra giá, bạn sẽ sớm bị đội chi và mất kiểm soát tài chính. Ngoài ra, việc mua những món đồ lẻ tẻ hoặc mua quá nhiều đồ mà không có kế hoạch cũng ảnh hưởng đến chi tiêu của bạn.
Nhiều người có thói quen cả nể và cho người khác vay tiền, dù tình hình tài chính không tốt. Để tránh tình trạng này, bạn có thể học cách của hàng là kiểm tra lịch sử tín dụng với mỗi người vay tiền. Hãy cân nhắc thật kỹ khi có người quen nào khó khăn hỏi vay bạn một khoản tiền.
Bạn nên đặt những câu hỏi như: Họ vay tiền để làm gì, họ làm gì để trả tiền cho bạn, khi nào họ trả tiền. Việc rõ ràng và minh bạch khi vay giúp bạn giữ mối quan hệ với người thân quen được tốt hơn.
Ngoài ra, nếu bạn đang cần vay tiền, bạn có thể vay 01 khoản nhỏ tại Jeff theo các bước sau:
- Truy cập Jeff, tìm đề nghị vay phù hợp với nhu cầu
- Bạn sẽ được chuyển hướng tới website hoặc ứng dụng của công ty tài chính bạn đã chọn
- Nhập thông tin cá nhân và gửi yêu cầu vay
- Nhận kết quả và giải ngân chỉ trong ngày
Jeff không giới hạn số lượng đăng ký khoản vay. Nếu có lịch sử tín dụng tốt, bạn càng được vay nhiều.
Chúng tôi đã sàng lọc và chỉ làm việc với các đối tác đáng tin cậy tại Việt Nam, vì vậy bạn có thể yên tâm rằng khoản vay của mình đến từ một công ty tài chính an toàn và minh bạch. Tìm kiếm khoản vay trên Jeff giúp người dùng tiết kiệm thời gian lựa chọn và so sánh giữa hàng nghìn đối tác cho vay khác nhau trên thị trường.
Jeff cung cấp dịch vụ vay tiền nhanh, vay tiêu dùng, thế chấp bằng đăng ký xe máy; cũng như một số sản phẩm tài chính bao gồm bảo hiểm, ví điện tử, trả góp.
Nếu bạn cần vay tiền, đừng ngần ngại mà liên hệ với chúng tôi. Bạn có thể dùng Jeff để so sánh khoản vay cũng như kiểm tra thông tin về đối tác cho vay. Jeff sẽ dựa trên nhu cầu vay cũng như vị trí và khả năng của bạn để lựa chọn đối tác vay phù hợp nhất.