Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự đoán lạm phát toàn cầu sẽ đạt 6,5% vào năm 2023, giảm từ mức 8,8% vào năm 2022. Lạm phát ở các nền kinh tế đang phát triển sẽ thấp hơn, dự kiến chỉ ở mức 8,1% vào năm 2023.
Tại Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước đã tăng lãi suất tái cấp vốn từ 5,0%/năm lên 6,0%/năm.
- Lãi suất tái chiết khấu từ 3,5%/năm lên 4,5%/năm.
- Lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước đối với tổ chức tín dụng từ 6,0%/năm lên 7,0%/năm.
- Lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng từ mức 0,5%/năm lên 1,0%/năm.
- Lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng từ 5,0%/năm lên 6,0%/năm
- Lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng Việt Nam đồng tại quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô từ 5,5%/năm lên 6,5%/năm. - Lãi suất tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên do tổ chức tín dụng ấn định trên cơ sở cung cầu vốn thị trường.
Ở góc độ khách hàng vay vốn, lãi suất cho vay tăng sẽ gây ra áp lực lớn lên chi phí tài chính và doanh nghiệp có quy mô vay nợ càng lớn thì chí phí lãi vay sẽ càng trở thành gánh nặng lớn trong thời gian tới.
IMF ước tính nền kinh tế toàn cầu sẽ chỉ tăng trưởng 2,7% vào năm 2023, giảm từ mức 3,2% vào năm 2022. Trong khi đó, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu thấp hơn ở mức 2,2% trong năm 2023, so với mức 3,1% vào năm 2022.
Nền kinh tế bị ảnh hưởng mạnh do Covid-19, mặc dù vậy, các vụ phá sản trên thực tế đã giảm ở nhiều quốc gia vào năm 2020 và 2021 nhờ các thỏa thuận bên ngoài với các chủ nợ và gói kích thích lớn của các chính phủ. Tuy nhiên, xu hướng này dự kiến sẽ đảo ngược vào năm 2023 trong bối cảnh giá năng lượng và lãi suất tăng cao.
Công ty bảo hiểm Allianz Trade ước tính tỷ lệ phá sản trên toàn cầu sẽ tăng hơn 10% vào năm 2022 và 19% vào năm 2023, vượt mức trước đại dịch.